Thiết kế
Tương tự như các dòng máy HP Elitebook WorkStation, HP Zbook 15 được bao phủ bởi lớp hợp kim nhôm tại mặt trên của máy, phần thân dưới của máy và khu vực bản lề của máy khiến cho sản phẩm HP Zbook 15 cực kì chắc chắn và cứng cáp đủ sức chống lại các tác động lớn của ngoại lực như va đập hay bị bóp méo bởi. Zbook 15 còn trải qua những cuộc thử nghiệm nghiêm ngặt về độ bền và đạt tiêu chuẩn Mil-STD 810G của quân đội Mỹ.
Một điểm khác biệt trong HP Zbook 15 là sự thiết kế tinh tế phía viền nắp trên của máy bằng nhựa, bo tròn xung quanh tạo nên sự quyến rũ không thể chối từ. Viền nắp trên của máy còn được xếp dọc những vân thẳng đứng đen tuyền và có Logo của nhà sản xuất HP ở khu vực trung tâm bóng loáng và bắt mắt. Một điểm khôn khéo Hp là đang “đánh lừa” thị giác của người dùng trong sản phẩm Zbook 15. Mặc dù trọng lượng của dòng sản phẩm này không chênh lệch nhiều so với Dell Precision M4800 và Thinkpad W530 nhưng nhờ thiết kế này, người dùng có cảm giác như máy có trọng lượng nhỏ hơn rất nhiều.
Cổng kết nối.
Zbook 15 có đầu đủ các cổng kết nối của HP Elitebook WorkStation và Dell Precision M4800 như cổng VGA và thunderbolt (cổng này giúp cho giao tiếp truyền tải dữ liệu nhanh hơn), cổng kết nối USB 2.0, cổng FireWire (giao tiếp chuẩn IEEE 1394 giúp đường truyền dữ liệu ngoại vi lớn tới máy nhanh hơn) và cổng ESata..
Mặt dưới của máy là cổng Docking để kết nối với các thiết bị bên ngoài
Cạnh phải: SD reader, jack tai nghe, 1x USB 3.0, ổ đĩa quang, VGA
Cạnh trái: Khóa Kensington, USB 2.0, cổng Thunderbolt, cổng DisplayPort, USB 3.0, 54 mm ExpressCard, Smartcard.
Phía sau máy dường như rất ít các cổng kết nối và chỉ có cổng USB 2.0, cổng mạng, cổng nguồn.
Màn hình
Giống như các dòng WorkStation dòng sản phẩm này được trang bị màn hình với độ phân giải màn FullHD giúp cho các góc nhìn tốt hơn Hình ảnh được xuất hiện rõ ràng và không bị bóng mờ hay gặp vỡ hình.
Trong 1 cuộc đo lường độ sáng màn hình trung bình đạt tới 300nits. Độ tương phản của màn hình là 500:1 so sánh gần bằng 1 nửa với Dell Precision M4800 và nó là vượt trội hơn hẳn so với Thinkpad W530 và MSI GT 60.
Khi sử dụng máy dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp, màn nhám có thể giúp cho hình ảnh rõ nét và chống chói. Tuy nhiên, sẽ không đủ để ngăn cản ánh sáng mặt trời quá lâu và đề xuất đưa ra cho người dùng là nên giảm độ sáng màn hình hoặc thay đổi môi trường làm việc.
Loa
Bên dưới màn hình, giữa thanh bản lề là loa, thiết kế dạng một dải rộng gồm các lỗ nhỏ. Đây là điểm mới trên ZBook 15 bởi loa của dòng EliteBook Workstation trước đây thường được đặt dưới đáy máy, gần rìa trước. Công nghệ loa mà HP sử dụng trên HP ZBook 15 là DTS thay vì SRS như phiên bản cũ. Chất lượng âm thanh của 2 loa Stereo khá tốt, âm lượng to và không rè khi mở tối đa, hơi thiếu bass. Dĩ nhiên, là một dòng máy trạm phục vụ cho môi trường doanh nghiệp thì âm thanh không phải là mục tiêu quan tâm của HP như dòng giải trí Envy.
Bàn phím
Bàn phím của dòng máy này thường có led phím và kích thước tương đương với dòng máy Hp Zbook 17 . Trải nghiệm bàn phím rất đã, người dùng cảm nhận được trên từng đầu ngón tay và gần như không tạo ra tiếng động trong quá trình sử dụng.
Touchpad và Trackpoint
Mặc dù Zbook 15 được thiết kế nhỏ hơn Hp Zbook 17 nhưng Touchpad của 2 dòng sản phẩm này là bằng nhau (103x59mm) và cùng trải nghiệm touchpad với phần mềm Synaptics Luxpad Y1.6 cảm nhận được sự mềm mại và chính xác khi di chuyển khiến người dùng yêu thích hơn với dòng sản phẩm này. Touchpad của máy được chia làm làm 3 đều nhau khiến cho quá trình sử dụng được tiện lợi hơn là bị lõm xuống một chút.
Ngoài ra, Touchpad của ZBook 15 cũng hỗ trợ nhiều cử chỉ cảm ứng khác nhau, ví dụ như cuộn bằng 2 ngón tay và kéo-để-zoom. Bạn có thể kéo để phóng to/thu nhỏ các văn bản hoặc các biểu tượng trên màn hình desktop.
Trackpoint của ZBook 15 có bề mặt vân cao su giúp ngón tay của bạn được thoải mái mà không bị trượt tay khi sử dụng. Trackpoint được đặt giữa phím G và H, do đó bạn sẽ ít khi phải di chuyển tay ra xa hàng phím giữa nếu sử dụng pointing stick. Trackpoint có bề mặt hơi lõm xuống và rất nhiều chấm vân cứng. Nhìn chung, Trackpoint của ZBook 15 sẽ mang lại trải nghiệm điều hướng rất chính xác.
Hệ thống bảo mật
Zbook 15 có hệ thống bảo mật tối ưu hơn so với các dòng máy HP Elitebook WorkStation. Điều may mắn của Hp là 1 dòng máy giành cho doanh nhân trên toàn cầu nên thiết kế của máy khá phổ biến.
Máy được thiết lập hệ thống bảo vệ phần cứng và phần mềm của máy bằng hệ thống bảo mật vân tay và khe cắm Smart Card được hỗ trợ bởi TPM 1.2 và các phần mềm bảo vệ của HP và Intel.
Hiệu suất
Với vi xử lý Intel Core i7-4800MQ tốc độ 2.7GHz, dung lượng RAM 8GB, ổ cứng SSD 240GB, HP ZBook 15 có thể vượt qua những những thử nghiệm Benchmark một cách dễ dàng.
Thử nghiệm đo tốc độ vi xử lý với Geekbench 3, HP ZBook 15 đạt điểm số tới 12.797. Điểm số này vượt qua điểm trung bình 9.280 của dòng máy tính xách tay chính thống, nhưng lại kém điểm số của Macbook Pro (13.652 điểm). Điều này cũng không có gì lạ khi HP ZBook sử dụng ổ cơ, còn Macbook Pro sử dụng ổ cứng thể rắn SSD.
Với card đồ họa rời NVIDIA Quadro K1100M, HP ZBook 15 có thể chạy được những ứng dụng đồ họa một cách mượt mà. Ngoài ra, với công nghệ Optimus của NVIDIA, máy có thể tự động chuyển đổi giữa card đồ họa rời và card đồ họa tích hợp để tiết kiệm thời lượng pin.
Tuy nhiên, máy lại mang lại một kết quả khá đáng thất vọng trong thử nghiệm Benchmark khi chỉ đạt điểm số 1.277 trên 3DMark 11, thấp hơn cả điểm số trung bình 1.391 trên dòng máy chính thống. Khi thử nghiệm với việc chơi game World of Warcraft, HP ZBook 15 chỉ đạt 42 khung hình/giây khi đặt cài đặt tự động và 23 khung hình/giây khi bật cài đặt đồ họa tối đa.
Nhiệt độ
HP ZBook 15 giữ được nhiệt độ khá thấp trong thử nghiệm. Touchpad có nhiệt độ 27,8 độ C; phần giữa thân máy có nhiệt độ 30,6 độ C; hàng phím G và H có nhiệt độ 31,1 độ C. Chỉ có phần khe tản nhiệt có thể gây khó chịu cho bạn với nhiệt độ lên tới 35,6 độ C.
Kết luận
Ưu điểm:
- Thiết kế mới, nhẹ hơn phiên bản cũ, chắc chắn;
- Màn hình đẹp, góc nhìn rộng;
- Trải nghiệm gõ phím và bàn rê tốt hơn;
- Cấu hình cao, dễ nâng cấp;
- Các kết nối cải tiến, có thêm cổng Thunderbolt;
- Thời lượng pin khá so với 1 chiếc máy trạm.
Nhược điểm:
- Trọng lượng vẫn nặng, khó mang theo;
- Vỏ máy dễ bám vân tay.
- Giá cao.
Với bàn phím mỏng, dễ bấm hơn, touchpad tốt hơn, vận hành mát mẻ, hiệu năng cao, ZBook 15 thật sự đã mang lại trải nghiệm sử dụng tuyệt vời và đúng với tinh thần hoạt động bền bỉ ngày qua ngày vốn có của Workstation. Đây là một chiếc máy đáng cân nhắc nếu bạn cần một chiếc máy có khả năng xử lý mạnh mẽ.