Đánh giá chi tiết Laptop Doanh nhân Văn phòng cao cấp Razer Blade Stealth
Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc laptop văn phòng cao cấp nhưng vẫn mang những nét gaming hiện đại và nổi bật thì Razer Blade Stealth chính là một sự lựa chọn không thể bỏ qua. Với ngôn ngữ thiết kế mang nét Gaming nhưng được tối giản để phù hợp với giới doanh nhân, văn phòng, Razer Blade Stealth là một chiếc laptop đa phương tiện phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng của người dùng!
Qua bài viết này, hãy cùng Laptop36 tìm hiểu và đánh giá chi tiết về chiếc laptop thú vị này nhé!
Cấu hình đánh giá:
CPU: Intel Core i7 - 8550U (4 nhân 8 luồng)
Card đồ họa: Intel UHD Graphics 620
Ram: 16GB DDR4
Màn hình: 13 inch QHD+ IPS
Cổng kết nối: 2 x USB Type - A 3.0, 1 x USB 3.1 Type - C ThunderBolt 3, 1 x HDMI, 1 x Audio Combo 3.5
Webcam: 720P
Tối giản nhưng vẫn Gaming
Sở hữu thiết kế có nhiều nét tương đồng với những laptop gaming và cả những chiếc ultrabook cao cấp, Razer Blade Stealth vẫn luôn nằm giữa hai luồng ý kiến tranh cãi về việc đâu là phân khúc chính xác cho chiếc laptop này? Nhìn tổng thể bên ngoài, chiếc laptop này vẫn mang những nét rất “đặc trưng” của Razer nhưng lại được tối giản để phù hợp với đối tượng doanh nhân, văn phòng.
Toàn bộ thân máy được thiết kế unibody cùng màu đen tuyền được cấu tạo bằng hợp kim nhôm cao cấp và cứng cáp. Bên cạnh đó nắp máy được điểm thêm 2 vết cắt nhỏ và logo Rắn ba đầu Razer màu xanh lá cây in chìm, có đèn led phát sáng vô cùng nổi bật. Cho dù thân máy đã được tối giản hết mức nhưng vẫn cho một cảm giác nổi bật, khác biệt bởi những điểm.nhấn màu xanh lá cây neon của Razer tại logo và các cổng kết nối. Không chỉ vậy, Razer Blade Stealth cũng vô cùng cứng cáp và chắc chắn với bộ khung kim loại của mình. Người dùng khó có thể tìm được bất kỳ điểm Flex nào trên thân máy.
Hướng đến tối ưu cho người dùng văn phòng, Razer Blade Stealth có kích thước thuộc hàng mỏng nhẹ khi so sánh với các ultrabook cao cấp hiện nay. Siêu mẫu này có số đo ba vòng là 32,1 x 20,6 x 1,31cm và trọng lượng là 1,33kg. Với kích thước và ngoại hình của chiếc laptop này, người dùng có thể đem nó đi mọi nơi làm việc học tập vô cùng tiện lợi.
Màn hình chất lượng cao
Chiếc laptop này sở hữu màn hình 13.3 inch QHD+ trang bị công nghệ IGZO phủ kính có độ phân giải lên đến 3200 x 1800 pixel hỗ trợ cảm ứng. Tất cả các tiêu chuẩn về độ sáng, độ bão hòa màu hay độ tương phản, tần số quét 70Hz đều được mô tả rất chính xác trên màn hình của Blade Stealth mang đến trải nghiệm hoàn hảo cho việc xem phim, chỉnh sửa ảnh hay chơi các game nhẹ.
Các thông số về khả năng tái tạo màu sắc của máy cũng rất tốt khi đạt tới 93% sRGB và 63% Adobe RGB, Razer Blade Stealth hoàn toàn có thể phục vụ và đảm bảo cho người dùng trong các công việc, tác vụ thiết kế đồ họa. Tuy vậy khi so sánh với các mẫu Ultrabook hiện nay trên thị trường, viền màn hình của Razer Blade Stealth khá dày và lạc hậu so với công nghệ màn hình hiện nay. Đây là một điểm khá đáng tiếc và làm cho màn hình của chiếc laptop này trở nên khá cục mịch và nét gaming hơn là một chiếc laptop doanh nhân văn phòng, cao cấp.
Bàn phím văn phòng Led RGB
Bàn phím của Razer Blade Stealth đem lại trải nghiệm tốt cho dành cho người dùng sử dụng chủ yếu để gõ văn bản và soạn thảo. Khó có thể đòi hỏi được một bàn phím đầy đủ và tốt hơn ở trên một chiếc máy tính xách tay mỏng nhẹ. Các phím bấm có hành trình phím khá ngắn nên người dùng sẽ mất thời gian làm quen với chúng. Tuy vậy, phím bấm của Razer Blade Stealth có kích thước tương đối lớn giúp cho người dùng thao tác chính xác hơn trong quá trình bấm.
Ngoài ra, phần nổi bật nhất của bàn phím là nó được trang bị đèn Chrome tuỳ biến 16,8 triệu màu trên từng phím. Với phần Razer Synapse, người dùng có thể tùy biến đèn Led bàn phím tùy theo sở thích và nhu cầu sử dụng.
Touchpad kích thước lớn và hỗ trợ driver Microsoft Precision Touchpad để mang lại tốc độ phản hồi cao hơn cũng như hỗ trợ đầy đủ các thao tác gesture của Windows 10. Hai phím bấm êm và khi bấm không tạo tiếng động quá ồn.
Dải loa Studio hai bên bàn phím:
Loa máy được thiết kế theo dạng Studio, bố trí trải dài hai bên bàn phím làm nổi bật lên tổng thể của chiếc laptop. Khi bật nhạc trên Razer Blade Stealth, người dùng sẽ bất ngờ với âm lượng phát ra từ chiếc laptop mỏng nhẹ này. Âm thanh thể hiện chi tiết khá tốt, khi hết cỡ âm lượng cũng không hề có hiện tượng bị rè.
Cùng với việc được tích hợp phần mềm Dolby Digital Plus tạo môi trường giả lập âm. Cho người dùng khả năng tinh chỉnh âm tốt hơn. Có thể thấy rằng, Razer Blade Stealth là một chiếc laptop đa phương tiện phục vụ tốt cho người dùng không chỉ trong công việc mà còn cả giải trí.
Cổng kết nối không nhiều nhưng ĐỦ:
Với thiết kế mỏng nhẹ của mình, Razer Blade Stealth khá hạn chế về khả năng kết nối khi chỉ sở hữu đúng 5 cổng kết nối cả 2 bên thân máy bao gồm: 1 cổng USB Type - C ThunderBolt 3, 2 cổng USB Type - A 3.0, 1 cổng HDMI, 1 Jack Audio 3.5mm.
Tuy vậy với 2 cổng kết nối ThunderBolt 3 và HDMI, người dùng có thể thoải mái kết nối máy với máy chiếu phục vụ công việc hay với Card đồ họa rời - eGPU để làm các tác vụ thiết kế đồ họa, chỉnh sửa cao cấp hoặc chơi game giải trí một cách dễ dàng.
Hiệu năng:
Với việc được trang bị vi xử lý thế hệ thứ 8 Intel Core i7 - 8550U 4 nhân 8 luồng, Raze Blade Stealth cho hiệu năng xử lý tuyệt vời và giải quyết mọi tác vụ văn phòng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Gần như chẳng thể có một phần mềm văn phòng nào có thể làm khó được chiếc laptop này. Đánh giá qua các bài test CineBench R15, PCMark 10 và GeekBench số điểm của Razer Blade Stealth là rất tốt, các bạn có thể xem chi tiết trong bảng dưới:
Bài test
|
Razer Blade Stealth
|
CineBench R15
|
CPU
|
421 cb
|
OpenCL
|
40,45 FPS
|
PCMark 10
|
3.309
|
GeekBench
|
Multi
|
12.673
|
Single
|
4.226
|
Ngoài ra về điểm sử dụng thực tế Razer Blade Stealth cũng cho một khả năng đa nhiệm rất tốt với việc sở hữu sẵn 16GB RAM DDR4 và một SSD lên tới 256GB. Người dùng có thể sử dụng liên tục cả ngày bật rất nhiều tab trình duyệt, làm việc mà máy bền bỉ hoạt động không hề có hiện tượng bị giật lag.
Tuy vậy, vì chỉ sử dụng card đồ họa tích hợp Intel UHD Graphics 620, Razer Blade Stealth khó có thể chạy được các tác vụ thiết kế đồ họa nặng. Máy vẫn có thể giúp người dùng chỉnh sửa hình ảnh bằng Illustrator, Photoshop hoặc edit video đơn giản bằng Premiere nhưng thời gian render rất lâu. Thử nghiệm trên thực tế, Blade Stealth mất tới gần 40 phút để render video 4K độ dài 4 phút với khá nhiều Add-on và Effect của Laptop36. Rõ ràng đây là chiếc laptop tối ưu và phù hợp cho các công việc văn phòng mà thôi!
Khả năng chơi game giải trí của chiếc laptop này cũng rất hạn chế, người dùng vẫn có thể chơi một số tựa game phổ thông nhẹ nhàng như Liên minh huyền thoại, CSGO,... trên Razer Blade Stealth nhưng nhiệt độ của máy khi chơi lại khá nóng. Đặc biệt là khi người dùng đặt tay trên bề mặt máy vẫn có thể cảm nhận được sức nóng từ bên dưới.
Nhiệt độ của bề mặt máy dao động từ 30 đến 55 độ. Phần nóng nhất là ở khe tản nhiệt bên dưới màn hình và hơi đáng tiếc là ở ngay phần bên trái của bàn phím nơi người dùng đặt tay sử dụng. Do đó để có thể chơi game và sử dụng các tác vụ cao cấp, Razer đã cho người dùng một giải pháp là sử dụng cổng kết nối ThunderBolt 3 tận dụng sức mạnh của CPU đời 8 kết hợp với Card đồ họa rời để giải quyết các công việc cần thiết. Đó là lý do vì sao eGPU Razer Core X được giới thiệu và bán cùng với Blade Stealth.
Tổng kết:
Với mức giá lên tới 33 triệu, Razer Blade Stealth đem lại cho người dùng một trải nghiệm văn phòng hoàn toàn mới, thiết kế mỏng nhẹ cứng cáp, hiện đại nhưng lại cao cấp tối giản phù hợp với doanh nhân, bàn phím tối ưu cho dân văn phòng, chất lượng loa ở mức tốt so với một chiếc laptop mỏng nhẹ.